Tuesday, January 22, 2019

Trường đại học ngoài công lập đầu tiên cho "ra lò" hơn 200 bác sĩ

NlĐO) - Việc hơn 200 sinh viên tốt nghiệp ngành y khoa Trường ĐH Võ Trường Toản sẽ góp phần giúp các bệnh viện, cơ sở y tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu hụt bác sĩ nghiêm trọng.

Tối 19-1, Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang) đã làm lễ tuyên thệ và phát bằng tốt nghiệp cho hơn 200  sinh viên Y khoa khóa đầu tiên của trường.
Khoa Y Trường ĐH Võ Trường Toản được thành lập vào năm 2011. Đây cũng là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên của cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành đào tạo này. 
Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, năm 2015, Trường ĐH Võ Trường Toản thành lập Bệnh viện ĐH Võ Trường Toản, quy mô 300 giường bệnh. Các bác sĩ y khoa đầu ngành, trong đó có GS-BS-Thầy thuốc Nhân dân Trương Văn Việt, nguyên Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (hiện là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Võ Trường Toản) được mời về làm công tác giảng dạy, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu, học tập.
Nhờ có bệnh viện trong trường học, sinh viên được tạo điều kiện tối đa để vừa học vừa làm, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.
Sinh viên Trường ĐH Võ Trường Toản trong lễ tuyên thệ
Ông Dương Đăng Khoa, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết hiện nay, đội ngũ cán bộ y tế ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng khan hiếm trầm trọng. Do đó, việc hơn 200 sinh viên khóa đầu tiên ra lò sẽ góp phần giải quyết tình trạng này.

Saturday, January 12, 2019

Xử trí dị vật đường thở trẻ em

Dị vật đường thở là một thuật ngữ để gọi một vật lạ rơi vào trong đường thờ, thường tai nạn xảy ra ờ trẻ khi ăn mà cười, ăn không đúng cách. Việc xử trí dị vật đường thở ở trẻ em đòi hỏi phải nhanh chóng và chính xác.
Nguyên Nhân:
- Sặc: sữa, cháo, cơm.
- Hít vào đường thở các vật nhỏ như hạt dưa, hột đậu phộng, màft cầu, sa bô chê (sapotier), đồng tiền, kẹp giấy,...
Dấu Hiệu Nhận Biết:
- Trẻ đang khỏe mạnh trước đó.
- Xuất hiện hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
Cách Sơ Cứu:
- Nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thờ: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.
- Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu. Nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.
* Trẻ dưới 2 tuổi: phương pháp vỗ lưng ấn ngực
- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.
- Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
- Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.
- Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
vỗ lưng, ấn ngực
Vỗ lưng, ấn ngực khi trẻ nhỏ sặc
* Người lớn và trẻ lớn: thủ thuật Heimlich.
- Trẻ còn tỉnh:
+ Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
+ Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được
- Trẻ hôn mê:
+ Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
+ Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
+ Ẩn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
+ Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.
thủ thuật Haemlich
Chú ý:
- Nếu nạn nhân ngưng thở, phải thổi ngạt hai cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt khi làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại hoặc la khóc được.
- Sau khi lấy được dị vật, hoặc nạn nhân la khóc được, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Những việc cần tránh:
- Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.
- Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn./.​
Nguồn: Bộ Y tế.